Skip to content
Cỡ chữ: A-A+

GIỚI THIỆU

CỤC PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Địa chỉ:

Số 504 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:

024. 39392229

Fax:

024. 39392236

E-mail:

trungtampcrt@sbv.gov.vn

1. Cơ cấu tổ chức

BAN LÃNH ĐẠO

STT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Email

1

Phạm Tiên Phong

Cục Trưởng

024.39360937

phong.phamtien@sbv.gov.vn

2

Nguyễn Huy Dũng

Phó Cục trưởng

024.39360975

dung.nguyenhuy@sbv.gov.vn

3

Phạm Gia Bảo

Phó Cục trưởng

024.39361274

bao.phamgia@sbv.gov.vn

4

Nguyễn Thị Minh Thơ

Phó Cục trưởng

Tho.nguyenminh@sbv.gov.vn

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

STT

Tên phòng

Điện thoại

Email

1

Phòng Tổng hợp

024.39392229

tonghop_pcrt@sbv.gov.vn

2

Phòng Thu thập và Xử lý thông tin

024.39392253

thuthapthongtin_pcrt@sbv.gov.vn

3

Phòng Công nghệ thông tin

024.39392252

kythuat_pcrt@sbv.gov.vn

4

Phòng Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền

024.32668821

htqt.pcrt@sbv.gov.vn

2.Quá trình hình thành và phát triển

Căn cứ quy định tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền (Nghị định 74), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 về việc thành lập Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).Theo đó, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền là đơn vị sự nghiệp, có con dấu riêng để giao dịch, có chức năng làm đầu mối để tiếp nhận, xử lý thông tin và thực hiện các nhiệm vụ liên quan được quy định tại Nghị định 74.

Để đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống rửa tiền trong tình hình mới, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 476/QĐ-NHNN ngày 07/3/2007 về việc thành lập Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền.Theo đó, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền là đơn vị trực thuộc NHNN, có con dấu riêng, có chức năng làm đầu mối tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông tin phòng, chống rửa tiền và giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định 74.

Tiếp theo, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền cùng với 3 đơn vị khác là Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác hợp nhất thành Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.Theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trung tâm Thông tin phòng, chống rửa tiền được đổi tên thành Cục Phòng, chống rửa tiền (Cục PCRT) thuộcCơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Tháng 8/2014,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 thay thế Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN. Theo đó, Cục PCRT tiếp tục là một đơn vị trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Tháng 6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg ngày 12/6/2019 thay thế Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN. Theo đó, Cục PCRT tiếp tục là một đơn vị trực thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục PCRT

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục PCRT được quy định tại Quyết định số 1367/QĐ-NHNN ngày 26/6/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 2393/QĐ-NHNN ngày 14/11/2019 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1367/QĐ-NHNN ngày 26/6/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo các văn bản này, Cục PCRT có:

3.1. Vị trí chức năng

Cục PCRT là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cục PCRT có con dấu riêng.

Cục PCRT có chức năng giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thống đốc NHNN quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, nhiệm vụ phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố và theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.

3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt hoặc ban hành theo chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố;

b) Chiến lược, kế hoạch quốc gia, đề án, dự án quan trọng về phòng, chống rửa tiền;

c) Chương trình dài hạn, năm năm và hằng năm về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

2. Tiếp nhận thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các thông tin khác nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tội phạm khác liên quan đến rửa tiền.

3. Phân tích, xử lý báo cáo, thông tin nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tội phạm khác liên quan đến rửa tiền theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:

a) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố và tội phạm khác liên quan đến rửa tiền;

b) Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tội phạm khác liên quan đến rửa tiền cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Lập danh sách cảnh báo tổ chức, cá nhân có rủi ro cao về rửa tiền theo quy định của pháp luật; cảnh báo những vấn đề nảy sinh liên quan đến rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tội phạm khác liên quan đến rửa tiền;

d) Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các cơ quan quản lý nhà nước khác;

đ) Ký kết và thực hiện Bản ghi nhớ trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố với đơn vị tình báo tài chính (FIU) hoặc cơ quan khác của nước ngoài có thẩm quyền về phòng, chống rửa tiền, phòng chống, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước:

a) Chuẩn bị nội dung đàm phán, ký kết các điều ước, cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức triển khai hoặc hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

c) Đầu mối triển khai nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và các tổ chức quốc tế khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

d) Đầu mối triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố

đ) Tiếp nhận, quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo phân cấp, ủy quyền;

6. Đầu mối, giúp việc cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền trong phạm vi trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và chỉ đạo của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng; đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan định kỳ đánh giá rủi ro rửa tiền tại Việt Nam.

7. Đầu mối, giúp việc cho Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng trong phạm vi trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và chỉ đạo của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

8. Thực hiện nhiệm vụ đầu mối triển khai đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ (FATCA).

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; tổ chức nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi trách nhiệm của Cục V.

10. Đầu mối, phối hợp đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố theo chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.

11. Phối hợp với Văn phòng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai công tác bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.

12. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng nội dung của kế hoạch thanh tra về phòng, chống rửa tiền hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng gửi Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

13. Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra về phòng, chống rửa tiền.

14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành Ngân hàng thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

15. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

3.3. Cơ cấu tổ chức

Cục PCRT gồm Ban Lãnh đạo và 04 phòng chức năng: Phòng Tổng hợp (gọi tắt là Phòng 1); Phòng Thu thập và Xử lý thông tin (gọi tắt là Phòng 2); Phòng Công nghệ thông tin (gọi tắt là Phòng 3); Phòng Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Phòng 4).

4. Tóm tắt một số hoạt động chính của Cục PCRT

4.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Trên cơ sởNghị định 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, Cục PCRT đã tham mưu ban hành: Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Ngoài ra, Cục PCRT đã tham gia với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn nghị định 74 gồm:Thông tư 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng; Thông tư 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Cục PCRT làm đầu mối tham mưu trình các cấp ban hành: Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH12 ngày 18/6/2012; Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN; Nghị định 87/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2013/NĐ-CP; Thông tư số 20/TT-NHNN ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, Cục PCRT đã tham gia xây dựng: Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12/6/2013; Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11/10/2013 quy định tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; Thông tư liên tịchsố 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250) và tội rửa tiền (Điều 251); Thông tư liên tịchsố 06/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 5/5/2012hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tài trợ khủng bố (Điều 230a) và (Điều 230b); Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐTP ngày 25/10/2019 của Hội đồng Thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự.

4.2. Tiếp nhận, phân tích và chuyển giao thông tin

Thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền và phân cấp, ủy quyền của lãnh đạo các cấp, Cục PCRT đã tiếp nhận hàng ngàn báo cáo giao dịch đáng ngờ, báo cáo giao dịch có giá trị lớn và báo cáo chuyển tiền điện tử từ các đối tượng báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và triển khai phân tích, chuyển giao nhiều thông tin cho các cơ quan chức năng theo quy định.

4.3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố thuộc phạm vi trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

Năm 2012, Cục PCRT đã tham mưu Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị mô hình về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của APG; tháng 01/2014 làmđầu mối tổ chức các cuộc họp của Nhóm rà soát khu vực (RRG) thuộc Nhóm các vấn đề hợp tác quốc tế về chống rửa tiền (Nhóm ICRG) với các quốc gia bị rà soát trong khu vực.

Năm 2017-2018, Cục PCRT làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam.

Năm 2019, Cục PCRT làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành triển khai công tác chuẩn bị cho đánh giá đa phương của APG đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam.

Cho đến nay, Cơ quan phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi thông tin với Văn phòng Interpool Việt Nam (nay là Cục Đối ngoại - Bộ Công an), Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an, Tổng Cục thuế thuộc Bộ Tài chính vàvới cơ quan phòng, chống rửa tiền hoặc cơ quan, tổ chức nước ngoài khác của một sốquốc gia như: Malaysia (2009), Indonesia (2010), Lào (2011), Campuchia (2012), Hàn Quốc (2013), Thái Lan (2013), Nhật Bản (2013), Bangladesh (2014), Nga (2018).

Bên cạnh đó, Cục PCRT cũng đã phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế như: Cơ quan Phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Văn Phòng Tổng Chưởng lý Úc...triển khai nhiều hoạt động về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố tại Việt Nam.

4.4. Cảnh báo những vấn đề liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố

Căn cứ kết quả phân tích, xử lý thông tin nhận được từ đối tượng báo cáo và từ các cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước, Cục PCRT đã có nhiều văn bản cảnh báo tới các đối tượng báo cáo để chủ động có biện pháp phòng ngừa phù hợp vàgửi tới các cấp, các ngành có liên quan để phối hợp phổ biến tới các đối tượng báo cáo thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành những cảnh báo liên quan đến: Danh sách chỉ định của các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; danh sách về các cá nhân, tổ chức và quốc gia chịu sự trừng phạt của Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu âu; cảnh báo về các hiện tượng kinh doanh tiền điện tử, tiền ảo trên mạng có dấu hiệu liên quan đến rửa tiền, kinh doanh trái phép; cảnh báo về tình trạng lừa đảo, gian lận, sử dụng giấy tờ giả mạo...

4.5. Vai trò đầu mối giúp việc cho Cơ quan thường trực của của Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

Cục PCRT làm đầu mối trình các cấp thành lậpBan chỉ đạo phòng, chống rửa tiền vào năm 2009. Ban chỉ đạo do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và các thành viên gồm đại diện lãnh đạo của 14 bộ, ngành. Ban chỉ đạo là tổ chức liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành trong công tác phòng, chống rửa tiền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay Cục PCRT làm đầu mốigiúp NHNN thực hiện vai trò Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo.

Thực hiện vai tròlàm đầu mối giúp việc, Cục PCRT đã trình các cấp: kiện toàn Ban chỉ đạo và xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, tài liệu họp Ban chỉ đạo; theo dõi, đôn đốc thực hiện chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo kết quả cho Ban chỉ đạo;xây dựng, trình Ban chỉ đạo, trình Chính phủ ban hành các Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, bao gồm:

-Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố ban hành kèm theo Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12/8/2010;

-Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố ban hành kèm theo Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg;

-Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố giai đoạn từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013 ban hành kèm theo Quyết định số 1560/QĐ-TTg ngày 18/10/2012.

- Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014.

- Quyết định 425/QĐ-NHNN ngày 23/5/2015 về việc phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015-2020.

- Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 475/QĐ-TTg ngày 30/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

4.6. Vai trò đầu mối giúp việc cho Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngànhNgân hàng

Cục PCRT tham mưu, trình Thốc đốc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng năm 2008. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng (Ban chỉ đạo) do một đồng chí Phó Thống đốc NHNN làm Trưởng ban.

Thực hiện vai tròlàm đầu mối và Tổ thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo, Cục PCRT đã trình Thống đốc NHNN: định kỳ kiện toàn Ban chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, tài liệu họp; theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo kết quả cho Ban chỉ đạo;xây dựng, trình Trưởng ban chỉ đạoban hành Phương án phòng, chống khủng bố ngành Ngân hàng và tổ chức triển khai phương án này.

4.7. Đầu mối triển khai thực hiện Đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ (Đạo luật FATCA)

Cục PCRT tham gia Tổ công tác liên ngànhđể đàm phán và thực hiện Đạo luật FATCA. Đến nay, Việt Nam đã ký Hiệp định song phương giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Hoa Kỳ để thực hiện Đạo luật FATCA. Đồng thời, Cục PCRT đã tham mưu cho Lãnh đạo các cấp hướng dẫn các tổ chức tín dụng tại Việt Nam triển khai thực hiện Đạo luật FATCA.

4.8.Công tác đào tạo, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, Cục PCRT đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác phòng, chống rửa tiền cho đối tượng báo cáo theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền. Phối hợp với 63 tỉnh, thành phố triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố cho các sở, ban ngành và đối tượng báo cáo tại các địa phương… qua đó đã nâng cao nhận thức trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Cục PCRTlà đơn vị chủ trì bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành: (i) Hệ thống giải pháp phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam đến năm 2020; (ii) Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam: Thực trạng, kinh nghiệm các nước và giải pháp; (iii) Xây dựng mô hình tổ chức của Cục PCRT đáp ứng vai trò đơn vị tình báo tài chính của Việt Nam.

Chủ trì biên soạn Cẩm nang về công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố cho các ngân hàng ở Việt Nam.

© Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Địa chỉ : Số 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà NộiThường trực Ban biên tập : (84 - 243) 266.9435Email : thuongtrucweb@sbv.gov.vnRSS
Chung nhan Tin Nhiem Mang Số điện thoại tổng đài Ngân hàng Nhà nước: (84 - 243) 936.6306