Skip to content
Ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
| Cỡ chữ: A-A+ | Tương phản |
Ngày 07/12/2018, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương phối hợp với Ngân hàng TMCP Quân đội và Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam".

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Hòa - Phó Viện trưởng Phụ trách, Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có nhiều tác động đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Ngân hàng. Việc tổ chức Hội thảo này rất có ý nghĩa bởi hơn ai hết, thế hệ trẻ là lực lượng chủ chốt để đón nhận thành tựu của khoa học công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn. Đây sẽ là diễn đàn để mọi người cùng nhau trao đổi, thảo luận, có thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực mới mẻ này.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận bốn nội dung chính gồm: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng; Thực trạng áp dụng các nền tảng công nghệ mới trong hoạt động ngân hàng thương mại; Ưu điểm của Big Data và một số ứng dụng của Big Data trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; Định hướng quản lý áp dụng công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực thanh toán.

Theo ông Lê Quang Trung – Viện Chiến lược ngân hàng, sau khi thực hiện hai cuộc khảo sát về việc ứng dụng công nghệ trong các NHTM nhận thấy, việc áp dụng các nền tảng công nghệ mới thì đa phần các ngân hàng chủ yếu dừng lại ở 02 giai đoạn chính: (i) Đang triển khai nghiên cứu về các nền tảng công nghệ này; (ii) Đã được giới thiệu về nền tảng công nghệ nhưng chưa triển khai nghiên cứu; Các ngân hàng ưu tiên phát triển các nền tảng công nghệ sau để phục vụ hoạt động ngân hàng trong tương lai: Big data, điện toán đám mây và sinh trắc học; Trí tuệ nhân tạo Al, internet vạn vật loT, điện toán đám mây I-cloud sẽ là công nghệ có ảnh hưởng sâu rộng đến ngân hàng Việt Nam. Trong đó, ba nền tảng này trên đều có thể kết hợp tốt với Big data; Dịch vụ thanh toán là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Tiềm năng ứng dụng công nghệ lần thứ tư tại các ngân hàng chưa được tận dụng tại Việt Nam như: dịch vụ tín dụng, định danh khách hàng, quản lý, duy trì quản lý nội bộ, quản trị nguồn nhân lực cũng như bảo vệ thông tin khách hàng; Các ngân hàng thương mại trên thế giới đã tham gia khá sâu vào việc cung ứng nhiều loại dịch vụ phức tạp cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp thì các NHTM Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc khai thác yếu tố bề rộng, cung cấp dịch vụ cá nhân để mở rộng các dịch vụ mới và duy trì thời gian phục vụ khách hàng 24/7.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Huy – Phó Giám đốc Khối Ngân hàng số, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết,xu hướng công nghệ 4.0 cũng sẽ ảnh hưởng, tác động đến hành vi của khách hàng. Chính vì thế, ngành tài chính nói chung, MB nói riêng đang đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu thế thời đại. Ngay từ năm 2017, MB đã đẩy mạnh phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và ra mắt nhiều ứng dụng ngân hàng số tiện ích cho khách hàng. Chẳng hạn mới đây App ngân hàng MBBank đã thu hút sự quan tâm và đăng ký trải nghiệm trực tiếp những tiện ích ưu việt. Chính yếu tố tiện lợi và thủ tục đăng ký đơn giản, App ngân hàng MBBank đã nhận được những phản hồi tích cực và để lại ấn tượng mạnh về một thương hiệu ngân hàng đang chuyển dịch mạnh mẽ trong thời đại Công nghệ số 4.0.

C:\Users\HP\Downloads\IMG_1531.jpg

Thảo luận về chủ đề “Ưu điểm của Big Data và một số ứng dụng của Big Data trong lĩnh vực tài chính ngân hàng”, ông Natalino Busa đến từ Công ty Fintech VNPay cho rằng, Big Data đang có vai trò lớn trong lĩnh vực ngân hàng với các ứng dụng cụ thể như: phân tích, phân loại sự hài lòng và hành vi khách hàng; phân tích phát hiện và cảnh báo, ngăn chặn các hành vi rủi ro, giả mạo; tối ưu hóa hoạt động xử lý dữ liệu trong quá trình vận hành phân tích và hỗ trợ ra quyết định…

“Để một dự án big data thành công thì một nguyên tắc quan trọng là giữ mọi thứ đơn giản nhất có thể như nguồn dữ liệu đơn giản, tự động hóa mọi thứ, tiếp theo là việc sử dụng ít công nghệ nhất có thể và các công nghệ đã được kiểm chứng hay dữ liệu dễ dàng truy cập được…”, ông Natalino Busa nói.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia Hội thảo đã cùng nhau thảo luận về định hướng quản lý áp dụng công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực thanh toán.

Thời gian qua, lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là thanh toán điện tử đã chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, hầu hết các NHTM Việt Nam đã và đang triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

NH

4120 lượt xem
Bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Đông
Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank (Việt Nam) được chấp thuận thành lập chi nhánh tại TP. Hà Nội
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ
Ngân hàng Kookmin được thành lập chi nhánh tại TP. Hà Nội
Bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép của Ngân hàng Cathay United Bank – Chi nhánh Chu Lai
Công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các NHTM: Thực tiễn và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
Quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam – VRDF 2018
© Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Địa chỉ : Số 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà NộiThường trực Ban biên tập : (84 - 243) 266.9435Email : thuongtrucweb@sbv.gov.vnRSS
Chung nhan Tin Nhiem Mang Số điện thoại tổng đài Ngân hàng Nhà nước: (84 - 243) 936.6306