Skip to content
Bài phát biểu của Phó Thống đốc Đào Minh Tú tại Hội nghị Tổng kết 5 năm (2012-2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ
| Cỡ chữ: A-A+ | Tương phản |

BÀI PHÁT BIỂU CỦA PTĐĐÀO MINH TÚ

Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm (2012-2016) thực hiệnĐề án củng cố,

nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ

Cần Thơ, ngày 28 tháng 6 năm 2017

image

Kínhthưa đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chínht rị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương vàcác đồng chí lãnh đạo13 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam bộ;

Thưa toàn thể quý vị đại biểu!

Thời gian qua Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đã dành sự quan tâm sâu sắc đối vớihoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói riêng thông qua việc luôn đồng hành cùng Ngân hàng Nhà nước trong việc đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ các cơ chế chính sách liên quan đến tiền tệ ngân hàng phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và từng địa phương; phối hợp chỉ đạo triển khai và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các cơ chế chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, hướng tín dụng và dịch vụ ngân hàng vào những lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, thế mạnh của Vùng. Nhờ đó, hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng tại khu vực Tây Nam bộ đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ.Trong đó, tốc độ huy động vốn và cho vaycủa hệ thống ngân hàng trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh những lĩnh vực ưu tiên phát triển của Vùng, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao được chú trọng đầu tư. Tính đến ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn huy động vốn của cả vùng đạt khoảng 414,5 ngàntỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt khoảng 465,5 ngàn tỷ đồng (tăng khoảng 7%, thấp hơn không đáng kể so với tốc độ tăng khoảng 7,5% của toàn quốc), tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp(2,2%), dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 41% tổng dư nợ và có xu hướng tăng, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng gần 48% tổng dư nợ.

Đối với tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội, trước thực trạng chất lượng tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ có nhiều tồn tại, yếu kém vớinguồn vốn ủy thác cho vay còn hạn chế,tỷ trọng dư nợ tín dụng thấp (chỉ chiếm 16,3% dư nợ chính sách toàn quốc), nợ quá hạnchiếm tới 35% nợ quá hạn toàn quốc với tỷ lệ 4,11%, cao gấp 2,1 lần so với tỷ lệ bình quân chung toàn quốc, trong đó có những tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn trên 8%,ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo tồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội và hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, năm 2012, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức chính trị xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung xây dựng và phối hợp tổ chức triển khai quyết liệt Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ với một hệ thống các giải pháp đúng đắn, đồng bộ. Nhờ đó, sau 5 năm triển khai Đề án, tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ đã đạt được những kết quả rất tích cực, như:tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2012-2016đạt mức bình quân 10,5 %/năm, cao hơn tốc độtăng trưởng bình quân 8,7% của toàn quốc (cao hơn 1,8%); tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống mức 0,81%; chất lượng, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách được cải thiện rõ rệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, giúp nâng caotính chủ động, tinh thần trách nhiệm và tạo mối liên hệ gắn kết giữa người nghèo và các đối tượng chính sách với chính quyền cơ sở và ngân hàng chính sách xã hội thông qua hoạt động hướng dẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ... Qua đó, đã giúp gần 400 ngàn hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm mới cho trên 147 ngàn lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo của khu vựctừ mức 10% (năm 2012) xuống còn 8,46% (năm 2016) theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiềumới và giảm số lượng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từ 153 xã của 10 tỉnh (năm 2013) xuống còn 93 xã của 8 tỉnh (năm 2016).

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và cấp ủy chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm đếnhoạt động vận động tài trợ an sinh xã hội cho những đối tượng, địa bàn còn nhiều khó khăn. Hưởng ứng chủ trương này, từ năm 2011 đến nay, ngành Ngân hàng đã hỗ trợ hơn 2.800 tỷ đồngan sinh xã hội cho các đối tượng còn nhiều khó khăn trên khắp địa bàn Tây Nam Bộ, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng ở những địa bàn còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Những kết quả quan trọng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng chính sách nói riêng và công tác an sinh xã hội của ngành Ngân hàng đãgóp phần quan trọng thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới và xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộctrong Vùng.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN, tôi chân thành cảm ơn Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các bộ ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện và luôn sát cánh cùng NHCSXH thực hiện có kết quả công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây nam Bộ. Thay mặt đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng chính sách xã hội, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những kết quả tích cực mà NHCSXH đã đạt được trong 5 năm qua.

Để tiếp tục thực hiệncó kết quả Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, NHNN mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy, chính quyền 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tổ chức chính trị xã hội trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ.

Kính thưa các đồng chí và toàn thể quý vị đại biểu!

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ ngân hàng, đồng chí Thống đốc NHNN là Chủ tịch Hội đồng quản trị, một đồng chí Phó Thống đốc là thành viên Hội đồng quản trị của NHCSXH, trong thời gian qua, Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN, các đơn vị chức năng của NHNN cũng như các NHTM Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt và tạo điều kiện tối đa cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc ban hành các cơ chế chính sách có liên quan và đảm bảo nguồn vốn cho vay, giúp NHCSXHthực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, NHNN đã chỉ đạo các NHTM Nhà nước thường xuyên duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH, đồng thời NHNN cũngtích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ cho công tác giảm nghèo từ các tổ chức quốc tế...

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy chính quyền địa phươngcác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tổ chức chính trị triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng chính sách nói riêng. Trong đó sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như:

- Hoàn thiện cáccơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động an toàn, hiệu quả. Hỗ trợ NHCSXH tìm kiếm các nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay, nhất là các nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn của các địa phương dành cho công tác xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm…

- Hoàn thiện và tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong việc tham gia quản lý, hỗ trợ NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách;

- Chỉ đạo NHCSXH lựa chọn triển khai có trọng tâm, trọng điểm các chương trình tín dụng chính sách có nhiều đối tượng thụ hưởng trong vùng, tránh triển khai dàn trải, kém hiệu quả; Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu kém còn lại để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong Vùng.

- Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện cho các TCTD tập trung vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực có nhiều tiềm năng thế mạnh của vùng; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng cho vay các sản phẩm có giá trị thương mại cao, có tác động lan tỏa lớn và tạo điều kiện cho những hộ mới thoát nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng thương mại để có điều kiện thoát nghèo bền vững.

- Tiếp tục chỉ đạo các TCTD quan tâm tài trợ an sinh xã hội cho các đối tượng còn nhiều khó khăn, góp phần cùng Ban chỉ đạo và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội khu vực Tây Nam Bộ.

Thưa các đồng chí và các quý vị đại biểu!

Để hỗ trợ Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay các chương trình tín dụng chính sách, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững, NHNN đề nghị:

(1) Chính phủ và các Bộ, ngành liên quanquan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách, cấp bù lãi suất, hoàn thiện cơ chế tài chính... cho NHCSXH.

(2)Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức bình quân chung của cả nước. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, bao tiêu sản phẩm, định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

(3) Các tổ chức chính trị - xã hộiphối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng lồng ghép có hiệu quả việc cho vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo nghề, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững; đầu tư vốn có trọng tâm, trọng điểm qua các dự án, tổ hợp tác, hợp tác xã,…

Cuối cùng, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo NHNN, tôi xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng toàn thể quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công.Chúc cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân các tỉnh Tây Nam Bộ gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội./.

Xin trân trọng cảm ơn!

7140 lượt xem
Bài phát biểu của Phó Thống đốc Đào Minh Tú tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập NHTMCP Sài Gòn Công Thương
Bài phát biểu của Phó Thống đốc Đào MinhTú tại Hội thảo khoa học Ngân hàng Chính sách xã hội - 15 năm một chặng đường
Bài phát biểu của Phó Thống đốc Đào Minh Tú tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập BIDV – chi nhánh Hà Nội
bài phát biểu của Thống đốc tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 4
Bài phát biểu của Đ/c Cao Sỹ Kiêm – Nguyên Thống đốc NHNN tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam
Phát biểu của Thống đốc NHNN tại Chương trình THTT "Huyền thoại con đường tiền tệ" ngày 17/4/2015
Phát biểu của Phó Thống đốc Đào Minh Tú tại Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức Cơ quan NHNNTW 2015
© Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Địa chỉ : Số 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà NộiThường trực Ban biên tập : (84 - 243) 266.9435Email : thuongtrucweb@sbv.gov.vnRSS
Chung nhan Tin Nhiem Mang Số điện thoại tổng đài Ngân hàng Nhà nước: (84 - 243) 936.6306