Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tạm thời dừng chuỗi điều chỉnh lãi suất sau bảy lần liên tiếp, trong bối cảnh các yếu tố bên ngoài như quan hệ thương mại quốc tế và môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu tiếp tục tạo ra những ẩn số cần theo dõi. Đây được xem là bước đi mang tính chờ đợi nhằm duy trì ổn định trong giai đoạn chuyển tiếp.
Chuyển đổi số đã chứng minh được những tác động tích cực và mang tính xây dựng trên nhiều phương diện, chẳng hạn như sự tiện lợi mà thanh toán kỹ thuật số và mua sắm trực tuyến mang lại. Tuy nhiên, sự gia tăng các hoạt động số hóa cũng khiến các hành vi gian lận và lừa đảo dễ dàng thiết lập và tiếp cận người dân ở quy mô chưa từng có. Những nỗ lực gần đây của các quốc gia cho thấy cuộc chiến chống gian lận và lừa đảo kỹ thuật số đang triển khai mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Các nhà kinh tế và cố vấn chính sách cho rằng Trung Quốc cần thiết phải cắt giảm thêm lượng nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ nhằm bảo vệ ổn định tài chính quốc gia, trong bối cảnh niềm tin vào hệ thống dựa trên USD đang suy yếu và căng thẳng địa chính trị kéo dài.
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang trở thành một phần hạ tầng cốt lõi trong ngành Ngân hàng hiện đại. Không chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm, công nghệ này đang mang lại giá trị thực tiễn khi giúp các tổ chức tài chính tối ưu quy trình, quản trị tri thức và phát huy tối đa năng lực đội ngũ nhân sự.
Biến đổi khí hậu hiện nay không còn là chuyện xa vời mà đã hiện hữu, tác động trực tiếp đến kinh tế và đời sống. Với vai trò then chốt, các ngân hàng trung ương thời gian qua đã có những hành động trong phạm vi chức năng để quản trị rủi ro khí hậu, đảm bảo ổn định tài chính và hỗ trợ chuyển đổi xanh bền vững. Điển hình, Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống tài chính trước các rủi ro xã hội, môi trường và khí hậu.
Khi thúc đẩy dự án “Digital Euro”, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhấn mạnh thông điệp cốt lõi, đó là cần bảo tồn những tiện ích xã hội của tiền mặt trong bối cảnh thanh toán đang số hóa nhanh chóng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ thay đổi đối tượng làm chính chính sách mà còn làm mới chính các công cụ phân tích, dự báo và ra quyết định của họ. Với cách tiếp cận quản trị rủi ro chủ động, đầu tư vào dữ liệu và nhân sự cùng tinh thần thử nghiệm có kiểm soát, các ngân hàng trung ương có cơ hội tận dụng AI để nâng cao chất lượng hoạch định chính sách và bảo vệ ổn định tài chính - tiền tệ trong kỷ nguyên số.
Trong thời kì lạm phát gia tăng, nhiều hộ gia đình tìm cách tiết kiệm bằng cách chuyển sang các thương hiệu giá rẻ, săn khuyến mãi hoặc mua sắm tại siêu thị giá thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy những biện pháp tưởng chừng hợp lý này lại không giúp tiết kiệm như kỳ vọng. Ngược lại, hiện tượng “lạm phát hàng giá rẻ” (cheapflation) - khi các mặt hàng giá rẻ tăng giá nhanh hơn hàng đắt tiền - đang khiến người thu nhập thấp chịu thiệt hại nhiều hơn trong thời kỳ bão giá.
Theo Báo cáo GoldMid-Year Outlook 2025 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) công bố ngày 15/7/2025, hiện có 19 trong số 36 ngân hàng trung ương được khảo sát đang mua vàng trực tiếp từ các mỏ nhỏ và mỏ thủ công trong nước, bằng đồng nội tệ. Ngoài ra, 4 ngân hàng khác đang cân nhắc triển khai phương án này.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 04/7/2025, đã có hơn 120,9 triệu hồ sơ khách hàng (CIF) được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân (CCCD) gắn chíp hoặc VNeID; hơn 1,2 triệu hồ sơ khách hàng tổ chức đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học. Sau một thời gian làm sạch cơ sở dữ liệu khách hàng, áp dụng giải pháp đối khớp thông tin sinh trắc học, so với cùng kỳ năm 2024, số lượng khách hàng cá nhân bị lừa đảo, mất tiền giảm 57%, số lượng tài khoản cá nhân nhận tiền lừa đảo giảm 47%.