Ngân hàng Nhà nước Khu vực 9: Lan toả phong trào bình dân học vụ số
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 9 đã tổ chức phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số” gắn với Nghị quyết số 57-NQ/TW đến toàn đơn vị và xây dựng Kế hoạch số 1398/KH-KV9 với những nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện phong trào thi đua đạt hiệu quả cao nhất.
Giải pháp của các quốc gia trong phòng, chống gian lận và lừa đảo kỹ thuật số để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chuyển đổi số đã chứng minh được những tác động tích cực và mang tính xây dựng trên nhiều phương diện, chẳng hạn như sự tiện lợi mà thanh toán kỹ thuật số và mua sắm trực tuyến mang lại. Tuy nhiên, sự gia tăng các hoạt động số hóa cũng khiến các hành vi gian lận và lừa đảo dễ dàng thiết lập và tiếp cận người dân ở quy mô chưa từng có. Những nỗ lực gần đây của các quốc gia cho thấy cuộc chiến chống gian lận và lừa đảo kỹ thuật số đang triển khai mạnh mẽ trên toàn thế giới.
AI tạo sinh: Nền tảng hạ tầng mới nâng tầm năng suất ngân hàng
Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang trở thành một phần hạ tầng cốt lõi trong ngành Ngân hàng hiện đại. Không chỉ dừng lại ở giai đoạn thử nghiệm, công nghệ này đang mang lại giá trị thực tiễn khi giúp các tổ chức tài chính tối ưu quy trình, quản trị tri thức và phát huy tối đa năng lực đội ngũ nhân sự.
Xu hướng ứng dụng công nghệ Big Data trong hoạt động ngân hàng
Trong kỷ nguyên số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), dữ liệu đang trở thành tài sản chiến lược của ngành tài chính - ngân hàng. Dữ liệu lớn (Big Data) giúp các tổ chức tài chính khai thác thông tin sâu rộng về khách hàng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, cá nhân hóa sản phẩm và tối ưu hóa quy trình vận hành.
Gian lận số và giải pháp phòng, chống rủi ro gian lận số
Trong quá trình số hóa tài chính đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành Ngân hàng và người tiêu dùng, thì các hình thức gian lận số cũng ngày càng tinh vi,đa dạng và khó kiểm soát hơn. Bài viết này cung cấp một cái nhìn toàn diện về các hình thức gian lận số phổ biến, tác động tiềm tàng, cũng như các khuyến nghị chính sách phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng số cho cán bộ ngành Ngân hàng: Yêu cầu cấp thiết trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ. Bài viết phân tích tầm quan trọng của kỹ năng số trong ngành Ngân hàng, thực trạng kỹ năng số hiện nay của cán bộ ngân hàng, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của ngân hàng số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0).
Bình dân học vụ số: Nền tảng tri thức cho xã hội số toàn diện
Phổ cập kỹ năng số cơ bản như sử dụng thiết bị thông minh, truy cập Internet an toàn và nhận biết thông tin sai lệch đang trở thành nền tảng thiết yếu trong quá trình chuyển đổi số toàn diện. Những nỗ lực này hướng đến xây dựng một xã hội số bao trùm, đặc biệt hỗ trợ người cao tuổi, người thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa và nhóm yếu thế.
“Bình dân học vụ số”: Phổ cập kỹ năng số toàn dân trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Phong trào "Bình dân học vụ số" là một khái niệm mới nổi, xuất phát từ nhu cầu phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho toàn dân, tương tự như phong trào "Bình dân học vụ" trong thế kỷ 20 nhằm xóa mù chữ. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc phổ cập kỹ năng số trở nên cấp thiết để không ai bị bỏ lại phía sau, nhất là, trong các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, tài chính, giáo dục và dịch vụ công.
“Bình dân học vụ số” tạo nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu. Việc triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Bình dân học vụ số: Kinh nghiệm thế giới và thực tế tại Việt Nam
Trong 25 năm tới, 60% công việc sẽ là những nghề hoàn toàn mới, phản ánh tốc độ chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế số. Chuyển đổi số không chỉ là xu thế mà là bước ngoặt làm thay đổi toàn diện cách con người sống và làm việc. Đặt người dân và doanh nghiệp vào trung tâm, việc phổ cập kỹ năng số trở thành yếu tố then chốt để tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt với tương lai số.